Các chỉ số chứng khoán của Mỹ sụt giảm đã sụt giảm vào tối ngày 29/9 do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu mà nguyên nhân chính đến từ các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của ngân hàng trung ương, bên cạnh đó là rủi ro tiềm tàng lây nhiễm từ tình trạng hỗn loạn trên thị trường Anh càng gây hoang mang cho các nhà kinh tế.
Trong số 11 chỉ số ngành S&P, 6 trong số đó giảm hơn 2%. Nasdaq giảm hơn 1% do thua lỗ đối với các tên tuổi tăng trưởng megacap như Amazon, Apple, Microsoft, Meta và Tesla. Họ đã giảm từ 2,41% đến 4,12%.
Sự “xoa dịu” mang lại từ quyết định của Ngân hàng Trung ương Anh ngày 28/9 về việc mua chứng khoán từ chính phủ để ổn định tình trạng hỗn loạn trên thị trường do kế hoạch kinh tế mới của chính phủ gây ra chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Đồng bảng Anh giảm và giá trái phiếu giảm, cùng với đó là việc bán tháo tài sản của Anh đã tràn sang cả Kho bạc Mỹ.
Theo Datastream trong một phiên giao dịch trước, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức tăng đầu tiên sau 7 phiên. Chỉ số chuẩn đã mất khoảng 9,1 nghìn tỷ USD giá trị thị trường trong năm nay và được định giá lần cuối ở mức 31,2 nghìn tỷ USD.
Các chỉ số chính của Phố Wall ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng trong giờ đầu tiên giao dịch, sẵn sàng quét sạch gần như toàn bộ mức tăng của phiên trước đó.
“Một viễn cảnh thị trường bắt đầu ổn định sẽ không xảy ra cho đến khi biết được liệu Fed có thực hiện nâng lãi suất hay không hoặc mùa thu nhập có tốt hơn dự kiến hay không” – Theo Robert Pavlik, giám đốc danh mục đầu tư cấp cao tại Dakota Wealth ở Fairfield, Connecticut.
Refinitiv Datastream nhận định rằng, lợi tức trên nhiều kho bạc, vốn được coi là hầu như không có rủi ro nếu được giữ đến ngày đáo hạn, hiện thấp hơn lợi tức từ cổ tức của S&P 500, vốn gần đây ở mức khoảng 1,8%.
Trong khi đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Cleveland Loretta Mester nhắc lại một tuyên bố được đưa ra gần đây về việc sẽ tăng lãi suất nhiều hơn để kiềm chế lạm phát.
Dữ liệu cho thấy thị trường lao động Hoa Kỳ vẫn phục hồi khi số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ giảm vào tuần trước, trong khi tổng sản phẩm quốc nội giảm ở mức 0,6% hàng năm trong quý trước.
Vào lúc 9:59 sáng ngày 29/9 theo giờ Hoa Kỳ, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 469,62 điểm, tương đương 1,58%, ở mức 29.214,12, chỉ số S&P 500 giảm 73,40 điểm, tương đương 1,97%, ở mức 3.645,64 và Nasdaq Composite giảm 284,83 điểm, tương đương 2,58% xuống 10.766,81.
Số lượng phát hành cổ phiếu giảm nhiều hơn số mã tăng giá với tỷ lệ 12,35:1 trên NYSE và tỷ lệ 4,69:1 trên Nasdaq.
Chỉ số S&P không ghi nhận mức cao mới trong 52 tuần và 58 mức thấp mới, trong khi Nasdaq ghi nhận ba mức cao mới và 242 mức thấp mới.
Bài: Khả Uyên – Reuters.com