Áp lực giá cả của nguyên liệu thô và đồng Yên tiếp tục suy yếu đã đẩy lạm phát giá tiêu dụng tháng 8 tại Nhật Bản tăng vụt lên mốc 2,8%.
Lần tăng này có tốc độ hàng năm nhanh nhất trong gần 8 năm và vượt quá mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương trong tháng thứ năm liên tiếp. Do đó, nó đã khiến các nhà kinh tế càng thêm nghi ngờ về liệu áp lực giá cả sẽ dai dẳng hơn những gì ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đã dự tính hay không. Dù vậy, nhiều người trong số đó kỳ vọng rằng chính sách lỏng lẻo này sẽ không bị thay đổi ngay.
Vào thứ Năm, BOJ sẽ kết thúc cuộc họp hai ngày vốn bàn về cơ hội hồi phục nền kinh tế trong việc quyết định giữ cả lãi suất ngắn hạn và dài hạn gần bằng không.
Nhà kinh tế trưởng Takeshi Minami của Viện nghiên cứu Norinchukin phát biểu: “Đồng yên suy yếu là thứ khiến nền kinh tế của chúng ta lâm vào lạm phát và nó có thể lên đến 3% vào tháng 10. Lạm phát có thể vượt quá mục tiêu 2% trong hơn một năm và điều này sẽ thay đổi cách nhìn về giá cả của Ngân hàng.”
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đạt 2,7%, cao hơn dự báo thị trường trung bình và mức tăng 2,4% trong tháng Bảy.
Nguyên nhân là do hóa đơn điện nước đắt đỏ, giá thực phẩm và hàng tạp hóa tăng và việc cắt giảm cước phí điện thoại di động hồi năm ngoái.
Các nhà phân tích dự đoán lạm phát tiêu dùng sẽ vượt quá 3% trong tháng 10 do nhiều nhà bán lẻ có kế hoạch tăng giá và tác động của việc cắt giảm phí điện thoại di động.
Nhưng trái với chính sách ôn hòa của BOJ, nhiều người kỳ vọng rằng đợt tăng lãi suất vào thứ 4 của Fed sẽ khiến đồng Yên lên giá trở lại.
Vì trước đó, ngân hàng đã duy trì lãi suất cực thấp nhiều nhằm nỗ lực củng cố nền kinh tế yếu kém. Điều này đã vô tình thúc đẩy đồng yên trượt giá và đẩy chi phí nhập khẩu lên cao.
Trong khi giá hàng hóa trong tháng 8 cao hơn mức 5,7% cùng kỳ năm ngoái, giá dịch vụ chỉ tăng 0,2%. Điều đó khiến các nhà hoạch định chính sách hy vọng rằng khu vực dịch vụ sử dụng nhiều lao động sẽ tăng giá mạnh hơn và bù đắp chi phí bằng cách tăng lương.
Ngoài ra, sự khó khăn của các hộ gia đình tạo thêm áp lực lên Thủ tướng Fumio Kishida phải triển khai một gói kích thích mới để thúc đẩy tăng trưởng.
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tăng 3,5% hàng năm trong quý thứ hai. Tuy nhiên, sự phục hồi của nó đã bị cản trở bởi sự bùng phát trở lại của COVID-19, dấn đến hạn chế về nguồn cung và chi phí nguyên liệu thô tăng.
Với lạm phát vẫn ở mức khiêm tốn so với mức tăng giá ở các nền kinh tế lớn khác, BOJ đã cam kết giữ lãi suất ở mức cực thấp, duy trì mức ngoại lệ trong làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu.
Bài viết: Bích Hằng – reuters.com