Chiều nay, giá dầu châu Á tăng phiên thứ sáu liên tiếp, khi thị trường lo ngại về nguồn cung thắt chặt trong khi giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và than đá cũng tăng mạnh. Trong khi đó, giá dầu thế giới tăng trong phiên 27/9, gồm cả dầu WTI và dầu Brent đều chốt phiên ở các mức cao nhất kể từ tháng 10/2018. Đây là những dấu hiệu cho thấy, vấn đề nhiên liệu khan hiếm đang ngày càng nóng lên.
Tình hình nguồn cung dầu đang là một vấn đề lớn khi mà tình trạng dừng hoạt động khai thác trên Vịnh Mexico vẫn tiếp tục. Ngoài ra, sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, đang thấp hơn đáng kể so với mức đã nhất trí trong vài tháng. Các nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu của châu Phi gồm Nigeria và Angola đang vật lộn để tăng sản lượng lên mức hạn ngạch do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đặt ra. Tình hình này có thể kéo dài ít nhất là sang năm tới, khi các vấn đề về thiếu đầu tư và bảo trì dai dẳng tiếp tục cản trở hoạt động sản xuất.

Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nhiên liệu đang tăng cao tại hầu hết các quốc gia. Nhiều quốc gia đã nới lỏng các biện pháp phong tỏa và triển khai tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 rộng rãi hơn. Các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Mỹ đang vào đà phục hồi mạnh mẽ. Ngoài ra, mùa đông đang đến gần, nhu cầu sử dụng nhiên liệu để sưởi ấm lại càng gia tăng. Như tại Trung Quốc, chuyên gia Zeng Hao của công ty tư vấn Shanxi Jinzheng Energy cho biết, trong những đợt cao điểm tiêu thụ điện vào mùa Đông ở Trung Quốc trước đây, nhiều người đã dùng máy phát điện chạy bằng dầu diesel để thay thế khi nguồn cung điện thiếu hụt. Và chắc chắn, nhu cầu năm nay sẽ càng tăng cao hơn, khi mà Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành các biện pháp làm hạn chế khả năng tăng sản lượng điện. Thời báo New York nhận định, thiếu khí đốt đã khiến hóa đơn các loại năng lượng khác của người tiêu dùng châu Âu tăng đột biến, chẳng hạn hóa đơn của người dân Italy có thể phải tăng 40% vào những tháng tới.

“Ngoài ra, còn có những yếu tố khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là ở châu Âu. Chúng ta đã loại bỏ được than đá ra khỏi mạng lưới điện song điều đó lại xảy ra vào thời điểm năng lượng gió thấp hơn mọi năm vì thời tiết xấu”, ông Tim Gore của Viện Chính sách Môi trường châu Âu nhận định.
Thêm vào đó, Nga bị Mỹ và đồng minh nghi ngờ cắt giảm nguồn cung để gây sức ép nhằm buộc châu Âu chấp thuận tuyến đường ống dẫn khí đốt khổng lồ từ Nga sang Đức mang tên “Dòng chảy phương Bắc 2”. Cơ quan Năng lượng quốc tế đang kêu gọi Nga tăng nguồn cung khí đốt đến châu Âu để chứng minh vai trò “nhà cung cấp đáng tin cậy”.

Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nhiên liệu đang tăng cao tại hầu hết các quốc gia. Nhiều quốc gia đã nới lỏng các biện pháp phong tỏa và triển khai tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 rộng rãi hơn. Các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Mỹ đang vào đà phục hồi mạnh mẽ. Ngoài ra, mùa đông đang đến gần, nhu cầu sử dụng nhiên liệu để sưởi ấm lại càng gia tăng. Như tại Trung Quốc, chuyên gia Zeng Hao của công ty tư vấn Shanxi Jinzheng Energy cho biết, trong những đợt cao điểm tiêu thụ điện vào mùa Đông ở Trung Quốc trước đây, nhiều người đã dùng máy phát điện chạy bằng dầu diesel để thay thế khi nguồn cung điện thiếu hụt. Và chắc chắn, nhu cầu năm nay sẽ càng tăng cao hơn, khi mà Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành các biện pháp làm hạn chế khả năng tăng sản lượng điện. Thời báo New York nhận định, thiếu khí đốt đã khiến hóa đơn các loại năng lượng khác của người tiêu dùng châu Âu tăng đột biến, chẳng hạn hóa đơn của người dân Italy có thể phải tăng 40% vào những tháng tới.
Hà Nguyễn tổng hợp