Navigator Business & Finance
Featured Highlight Investing Regional Market News World News

Doanh nghiệp thép Việt Nam thu hút đầu tư từ thị trường Bắc Mỹ

Lợi nhuận từ thị trường châu Âu của các doanh nghiệp thép trong quý 4 dù ghi nhận sự sụt giảm, nhưng dự báo giá thép có thể được hỗ trợ trong 3-4 năm tới, khi giá năng lượng tăng cao vì thiếu khí đốt. Bên cạnh đó, giá bán thép tại thị trường nước ngoài cũng sẽ hỗ trợ lợi nhuận.

 

Sau đợt điều chỉnh mạnh trước biến động giá thép toàn cầu, nhóm thép trên thị trường chứng khoán chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ. Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhấn mạnh cơ hội cho các doanh nghiệp thép Việt đối với thị trường nước ngoài.

Thị trường Bắc Mỹ mang đến những cơ hội hấp dẫn

Chênh lệch giá giữa các thị trường đã thúc đẩy doanh số bán hàng của các nhà sản xuất Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2021. Sản lượng xuất khẩu tôn mạ của Việt Nam đã tăng lên 305.000 tấn / năm so với mức 114.000 / tấn năm 2020. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chỉ chiếm 10,9% thị phần.

Giá HRC (thép tấm) tại Bắc Mỹ đang giảm với tốc độ chậm hơn so với Việt Nam. Điều này khiến chênh lệch giá HRC tăng từ 1.020 USD/tấn vào đầu tháng 7 lên 1.253 USD/tấn vào đầu tháng 10. Tuy nhiên, VDSC cho rằng sự chênh lệch sẽ giảm dần khi nguồn cung tại Mỹ tăng nhờ khả năng sinh lời cao. Do đó, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp xuất khẩu tại thị trường này có thể trở về mức bình thường.

 

Chênh lệch giá HRC (USD/tấn)

Bên cạnh đó, thị trường trong nước cũng đang có dấu hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh dần ổn định. Sản lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa tăng khoảng 20.000 tấn. Trong khi đó, lượng xuất khẩu ổn định ở mức khoảng 82.000 tấn.

 

Các nhà sản xuất Việt Nam có lợi thế về chi phí trong 3-4 năm tới

Trong năm 2022, VDSC cho rằng các nhà sản xuất của Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị phần ở châu Âu, nhất là khi các đối thủ cạnh tranh phải đối mặt với những thách thức liên quan đến chi phí sản xuất và chính sách thương mại.

Cụ thể, chi phí sản xuất ở châu Âu ước tính cao hơn 150-170 USD/tấn so với Việt Nam. Trong khi đó, Hàn Quốc và Ấn Độ gặp khó khăn liên quan đến chính sách thương mại khi bị áp mức hạn ngạch xuống còn 170.000 tấn/năm và 210.000 tấn/năm. Ngoài ra, lượng xuất khẩu từ Trung Quốc đã giảm mạnh và nhiều khả năng tiếp tục giảm khi nước này đang thực hiện mục tiêu giảm lượng phát thải carbon. Điều này tạo thuận lợi cho Việt Nam khi thị phần tăng lên từ 1,9% trong 2020 lên mức 11,2% trong 7 tháng đầu năm 2021 và vẫn có tiềm năng tăng trưởng trong nửa cuối năm 2021 và 2022.

 

 

Giá thép trong nước sẽ giảm nhẹ từ năm 2022-2023, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ cao hơn sẽ bù đắp cho giá bán giảm

Theo báo cáo vào tháng 11/2021 của Fitch Solutions, tổ chức này dự báo giá thép toàn cầu sẽ giảm xuống mức trung bình 750 USD/tấn trong năm 2022 và 535 USD/tấn trong giai đoạn 2023-2025, do nhu cầu thép cho ngành xây dựng Trung Quốc khả năng cao sẽ suy yếu trong giai đoạn 2022-2025.

Theo diễn biến giá thép thế giới, dự báo giá thép xây dựng của Việt Nam sẽ đạt 15.500 đồng/kg vào năm 2021, tăng 38% so với cùng kỳ. Tuy nhiên giá thép sẽ giảm xuống mức 14.300 đồng/kg-13.600 đồng/kg vào năm 2022-2023, giảm lần lượt 8%-5% so với cùng kỳ. Giá thép giảm song nhu cầu cao hơn sẽ bù đắp cho giá bán đầu ra giảm. Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu thép xây dựng và tôn mạ của Việt Nam đạt lần lượt 1,6 triệu-2,8 triệu tấn trong 10 tháng năm 2021, tăng 37% -112% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, dự báo cho thấy việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và sự nóng lên của thị trường bất động sản nhà ở sẽ giúp sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam tăng 10-15% so với cùng kỳ vào năm 2022. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ tôn mạ của Việt Nam sẽ tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ vào năm 2022 từ mức cao là 39% so với cùng kỳ trong năm nay.

 

Bài: Hoài Linh – Tổng hợp

 

Related posts